Kính chào quý khách đến với website công ty cơ đạt

Email: congtycodat@gmail.com

Hotline:0902 988 7750903 62 62 75

Tin tức

Cấu Tạo và Nguyên Lý Hoạt Động của Cầu Trục

Ngày đăng :05/08/2019 - 10:58 AM

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CẦU TRỤC.

1. Định nghĩa cầu trục:

Cầu trục - một loại thiết bị nâng hạ được chia làm hai loại chính là Cầu trục dầm đơn và Cầu trục dầm đôi. Đặc điểm của loại thiết bị này là hoạt động trên hệ thống dầm đỡ được đặt trên cao nhà xưởng, cầu trục được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, công dụng chính dùng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa, vật tư, thiết bị từ vị trí này qua vị trí khác.

2. Cấu tạo cầu trục:

  • Dầm chính ( dầm đơn, dầm đôi)
  • Palăng (xe con) nâng hạ 
  • Động cơ di chuyển cầu trục 
  • Hệ thống đường ray di chuyển
  • Dầm biên
  • Bánh xe di chuyển dầm biên
  • Ray dọc nhà xưởng
  • Dầm đỡ ray, hệ thống cột đỡ
  • Tủ điện điều khiển
  • Hệ điện ngang (cấp điện cho Palăng)
  • Hệ điện dọc ( cấp điện cho toàn bộ cầu trục)
  • Cabin điều khiển (nếu có)
Image result for sơ đồ cấu tạo cầu trục

Sơ đồ cấu tạo cầu trục

3. Nguyên lý hoạt động của cầu trục:

  • Hai đầu dầm chính được liên kết với dầm biên, trên dầm biên chứa các bánh xe ( 4 bánh) và động cơ ( 2 Motor) khi người sử dụng tác động lên tay bấm điều khiển( điều khiển từ xa hoặc điều khiển đi theo palăng), nhận được lệnh từ tay bấm điều khiển dầm biên sẽ di chuyển toàn bộ cầu trục dọc theo nhà xưởng.
  • Palăng nâng hạ được treo dưới dầm chính đối với Cầu trục dầm đơn hoặc trên thành dầm đối với Cầu trục dầm đôi. Tùy theo yêu cầu sử dụng mà người ta sử dụng tải trọng nâng và cấp tốc độ khác nhau. Palăng có hai cấp tốc độ chính: 1 cấp (tốc độ nhanh), 2 cấp (tốc độ nhanh và tốc độ chậm), giá của chúng cũng vì thế mà thay đổi, thường thì palăng hai cấp tốc độ có giá thành cao hơn một cấp tốc độ.
  • Cầu trục chủ yếu sử dụng nguồn điện 380V/3 Pha/50Hz. Ngoài ra, nguồn điện 220V/1 Pha/50Hz, 220V/3 Pha/50Hz, 440V/3 Pha/50Hz,... cũng được dùng cho cầu trục. Tay bấm điều khiển cầu trục sẽ được biến thế chuyển nguồn điện chính này thành nguồn điện 24V-48V/1 Pha/50Hz để Người điều khiển cầu trục sử dụng an toàn.
  • Để hạn chế những sự cố xảy ra, trên cầu trục người ta thường gắn các thiết bị an toàn như:

+ Cao su giảm chấn: lắp đặt ở hai đầu dầm biên giúp cầu trục giảm tối đa lực tác động khi va chạm với bát chặn dọc (đặt ở cuối đường chạy).

+ Sàn bảo dưỡng: Được lắp ở một hoặc hai bên dầm chính cầu trục giúp người sử dụng có thể vệ sinh cầu trục cũng  như tiến hành sửa chữa, bảo trì cầu trục một cách dễ dàng, thông thường sàn bảo dưỡng chỉ trang bị cho cầu trục dầm đôi.

+ Hệ thống đèn báo, còi báo, mắt thần: Khi lắp đặt cầu trục nhất định phải lắp đặt các chi tiết này, nhìn có vẻ đơn giản nhưng nhờ có những chiếc còi báo, đèn báo mà chúng ta có thể tránh được tối đa những va chạm, va đập của các cầu trục với nhau. Đặc biệt là trên một đường ray có lắp đặt nhiều bộ cầu trục.

Image result for cầu trục

Các cầu trục chạy chung một đường ray

Cũng như nhiều loại máy móc thiết bị công nghiệp khác, cầu trục cũng có những lúc gặp sự cố, nhưng nếu chúng ta biết cách sử dụng, thường xuyên vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng thì những hỏng hóc rất ít khi xảy ra.

Theo thống kê cầu trục có thể hoạt động được 10 – 15 năm, thậm chí còn cao hơn nếu được bảo dưỡng định kỳ 4 lần/năm. Vì thế mà hiện nay rất nhiều nhà xưởng, nhà máy đã, đang sử dụng loại thiết bị nâng hạ này.

Chia sẻ:

CÔNG TY TNHH MÁY VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP CƠ ĐẠT

Địa Chỉ: 46/15 Dương Văn Dương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp.HCM

 

Điện Thoại: 0902 988 775 - 0917 587 000 - 0903 62 62 75 - 028.3559 1197

 

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0305434403 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp.HCM cấp lần đầu vào ngày 08 tháng 01 năm 2008

 

Email: congtycodat@gmail.com / codat@thietbinang.com

 

Website: thietbinang.com

Fanpage - facebook

Copyright © 2019 COMPANY NAME.. Design by Nina Co .,Ltd

Online: 4 |Tháng: 164 |Tổng truy cập: 316256
SMS
Bản đồ
Hotline tư vấn miễn phí: 0902 988 775